Nói về độ nổi tiếng của Hàm cá mập đối với dân mê phim là "múa rìu qua mắt thợ",ọđãlàmracảnhquaynổitiếngtrongHàmcámậpnhưthếnàdụ dỗ đại luật sư nhưng có lẽ nói về chuyện hậu trường của phim, nhất là một trong những cảnh phim chết chóc, lạnh vai gáy trong tác phẩm này hẳn sẽ rất thú vị. Khi bản dịch tiếng Việt của cuốn Khán giả học - Người xem thử nghiệm đã xoay chuyển các bộ phim bom tấn như thế nào?(tựa gốc tiếng Anh: Audience-ology: How Moviegoers Shape the Films We Love) của hai tác giả Kevin Goetz và Darlene Hayman ra mắt độc giả Việt, nhiều câu chuyện hậu trường về quá trình làm phim của Hàm cá mậpdần được hé lộ, nhưng không phải dưới góc nhìn thuần "kể lể" dài dòng văn tự mà đi sâu mổ xẻ qua câu chuyện chiếu thử. Vì các tác giả là những người có thâm niên trong lĩnh vực này.
Buổi chiếu thử phim Jawsra đời khi mà "giữa những năm 1970, ngành công nghiệp điện ảnh trải qua một số thay đổi giúp việc nghiên cứu chiếu thử được áp dụng rộng khắp và buộc quy trình này trở nên nghiêm ngặt và có nguyên tắc hơn". Steven Spielberg lúc đó chỉ mới 28 tuổi, hầu như vô danh, nhưng công ty MCA Universal đã trao dự án vào tay nhà làm phim trẻ và họ lên kế hoạch quảng bá rầm rộ. Buổi chiếu thử vào "một chiều mưa ướt sũng mùa xuân năm 1975" khiến dàn lãnh đạo MCA đứng ngồi không yên, và "phút thứ 90", họ quyết định cho chiếu thử tác phẩm.
Tuy đã chạy chiến dịch quảng bá qua đài phát thanh địa phương trước đó, thế nhưng khi đến buổi chiếu thử, lãnh đạo của MCA không ngờ có cả một hàng người rồng rắn trước rạp để được vào xem suất đầu của Jaws. Thành công ngoài mong đợi! Khán giả la hét, choáng váng, có người bỏ ra khỏi rạp để ổn định tinh thần, có người thậm chí nôn mửa suốt quá trình các nhân vật chiến đấu với con cá mập vô cùng khát máu trên màn ảnh. Thế nhưng có một cảnh mà cả rạp "nhảy dựng ra khỏi ghế", thế nhưng ê-kíp lại cảm thấy chưa thật sự đẩy lên đến "đỉnh" của nỗi sợ, đó là cảnh một nhân vật lặn dọc thân tàu, rọi đèn pin tìm kiếm và bất ngờ đầu của thuyền trưởng trồi ra lềnh bềnh. Để "nâng cấp" cảnh này, Steven Spielberg và cộng sự đã quyết định ghi hình lại ngay ngày hôm sau, nhưng do tiết kiệm chi phí, họ đã quay ở một hồ bơi. Sau khi chỉnh sửa, ê-kíp cho cập nhật bản phim mới, mở buổi chiếu thử thứ hai. Cũng ở cảnh lặn dọc theo mạn tàu đáng sợ ấy, nhân vật "phát hiện ra vết rạch sâu trên thân tàu và rọi đèn pin vào lỗ trống ấy. Máy quay dừng lại một lát trong bóng tối bao trùm. Rồi, bất thình lình, cái đầu xuất hiện trên màn ảnh với một con mắt lồi ra trong sự sợ hãi chết chóc, con mắt còn lại thì mất tiêu, hốc mắt đầy cua cáy. Cả rạp bùng nổ".
Hàm cá mậpđã thành công vang dội tại phòng vé năm đó, trở thành phim ăn khách bậc nhất lịch sử điện ảnh, cho đến khi tác phẩm sử thi không gianStar Warsra mắt sau đó 2 năm và "soán ngôi" của phim. Jaws được đề cao về kỹ thuật dựng phim và hiệu ứng âm thanh. Buổi chiếu thử đã giúp các nhà làm phim đi đến việc thay đổi bản phim hiện tại nhằm làm tác phẩm tốt hơn, sống lâu hơn ở rạp, và hơn thế, sống lâu hơn trong lòng công chúng.
Là cây bút quan sát, nghiên cứu về Hollywood trong hơn 30 năm, Kevin Goetz đã đưa ra những phân tích sắc sảo, mang tính chiêm nghiệm trong suốt thời gian dài về quy trình chiếu thử - tuy chỉ mang tính sơ khởi, thăm dò phản ứng của khán giả về bản dựng chưa hoàn chỉnh của phim nhưng lại quyết định sự sống còn của tác phẩm. Thậm chí, Kevin Goetz còn cho biết việc chiếu thử còn được tính toán cẩn thận đến mức, nếu xét về nhân khẩu học trong việc xem phim, quy trình chiếu thử sẽ có những quy tắc vô cùng nghiêm ngặt của nó. Và điểm nhìn của Kevin Goetz đưa ra xuyên suốt quyển Khán giả họccàng chắc chắn hơn khi tác giả có thâm niên làm việc đáng ngưỡng mộ với dàn lãnh đạo của các hãng phim lớn, lâu đời ở Hollywood.