888B

ỦNG HỘ GIẢM SỐ MÔN THIĐầu tháng 10 vừa qua, th phim 18

【phim 18】Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Xu hướng lựa chọn thi ít môn

ỦNG HỘ GIẢM SỐ MÔN THI

Đầu tháng 10 vừa qua,ốtnghiệpTHPTtừnămXuhướnglựachọnthiítmôphim 18 theo kết quả tổng hợp ý kiến góp ý về số môn thi cho phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 của Bộ GD-ĐT, gần 60% ý kiến giáo viên (GV) ở một số địa phương tham gia khảo sát (TP.HCM, Long An, Tây Ninh, Lạng Sơn và Bắc Giang) đề xuất kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 chỉ thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc là ngữ văn và toán, cộng thêm 2 môn lựa chọn trong số các môn còn lại được học lớp 12 (gồm cả ngoại ngữ và lịch sử).

Xu hướng lựa chọn thi ít môn - Ảnh 1.

Thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT năm 2023

Đào Ngọc Thạch

Theo Bộ GD-ĐT, số môn thi như trên có tới 3 ưu điểm: giảm áp lực thi cử cho học sinh (HS), giảm chi phí tiền bạc, thời gian cho gia đình HS và cả xã hội (thí sinh chỉ thi 4 môn so với hiện nay thi 6 môn); không gây mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh, giúp HS dành thời gian học các môn phù hợp với định hướng nghề nghiệp; thí sinh được chọn 2 môn lựa chọn để phát huy năng lực sở trường, có kết quả thi thuận lợi để xét vào các cơ sở giáo dục ĐH.

Trước đó, khi Bộ GD-ĐT chỉ đưa ra 2 phương án về số môn thi (một là 4 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn; hai là 3 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn), đa số ý kiến chọn phương án thi 3+2. Tuy nhiên, từ khi có thêm phương án 2+2 như trên, dư luận lại nghiêng sang phương án thi 4 môn gồm cả môn bắt buộc và tự chọn. Điều này cho thấy xu hướng chung đều mong muốn giảm số môn thi, giảm căng thẳng, áp lực cho kỳ thi này.

Là một trong số nhiều GV ủng hộ phương án 2+2, bà Cao Thanh Hà, GV môn tiếng Anh Trường THPT Cầu Giấy (Hà Nội), cũng không cảm thấy "chạnh lòng" khi môn mình dạy sẽ trở thành môn thi tự chọn. Bà nêu quan điểm: "Phương án này giảm áp lực nhiều nhất cho HS, đồng thời vẫn bảo đảm yêu cầu các cơ sở giáo dục ĐH có thể sử dụng kết quả làm dữ liệu để tuyển sinh".

Nhiều ý kiến cũng cho rằng hiện nay HS ngoài khu vực thành thị, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa chưa được đảm bảo điều kiện dạy học ngoại ngữ tốt như ở thành thị nhưng vẫn bắt buộc thi tiếng Anh dẫn đến kết quả rất thấp. Do vậy, để HS được lựa chọn thi hay không thi môn này sẽ công bằng hơn.

GS Phạm Hồng Quang, Chủ tịch Hội đồng ĐH Thái Nguyên, cũng ủng hộ phương án thi 2+2 và cho rằng việc thi 2 môn bắt buộc toán và văn là phù hợp, giảm áp lực, chi phí. Việc chọn môn ngoại ngữ, lịch sử hoặc môn bất kỳ đều có giá trị như nhau.

Theo ông Đào Tuấn Đạt, Hiệu trưởng Trường THPT Anhxtanh (Hà Nội), phương án thi 2+2 sẽ cân bằng được tỷ lệ HS chọn giữa các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. "Thực tế nhiều năm qua cho thấy, HS chọn phương án thi tổ hợp khoa học xã hội ngày càng nhiều hơn, dẫn đến các môn tự nhiên thiếu sinh viên. Đây là điều rất đáng lo khi những ngành khoa học cơ bản thiếu nhân lực", ông Đạt nói.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Xu hướng lựa chọn thi ít môn - Ảnh 2.

Dự kiến phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 được công bố vào quý 4 năm nay

ĐÀO NGỌC THẠCH


CẦN COI TRỌNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THAY VÌ ÁP LỰC LÊN MỘT KỲ THI

PGS Chu Cẩm Thơ, Trưởng ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục (Viện Khoa học giáo dục VN), cho rằng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói riêng, mục tiêu giáo dục và phát triển con người của VN nói chung chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Chính vì vậy, không thể chỉ dựa vào thành tích, kết quả cuối cùng để đánh giá HS.

Theo bà Thơ, với thiết kế của Chương trình giáo dục phổ thông mới, HS được tăng cường trải nghiệm, có cơ hội lựa chọn môn học; tiếp cận với phương thức học tập đa dạng (trực tuyến, trực tiếp, sử dụng công nghệ…). Vì thế, hy vọng về kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 chắc chắn tập trung ở việc làm thế nào để đánh giá được năng lực của người học một cách hiện đại, công bằng, có giá trị bền vững.

Để làm được điều đó, PGS Chu Cẩm Thơ cho rằng việc xét tốt nghiệp bao gồm kết quả quá trình học tập, thi cuối cấp học (thông qua kỳ thi) thay vì chỉ tập trung vào kết quả thi tốt nghiệp. Đánh giá kết quả học các môn văn hóa được chọn trong kỳ thi chỉ là một phần, còn lại cần thể hiện được quá trình học tập xuyên suốt cấp THPT của người học. Tiếp đến, kỳ thi phải hướng đến sự phân hóa phù hợp với lựa chọn môn học mà người học đã chọn. Điều này có ý nghĩa định hướng sự phát triển của cá nhân và phân luồng học tập, kết nối với quá trình lập thân, lập nghiệp của HS.

HỌC SINH, NHÀ TRƯỜNG ĐANG RẤT "SỐT RUỘT"

Thời điểm này đã bước sang tháng 11 nhưng Bộ GD-ĐT vẫn chưa công bố phương án đổi mới thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 ứng với đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018. HS lớp 11 gần "đi" hết học kỳ 1 nhưng vẫn chưa biết lớp 12 mình sẽ tốt nghiệp như thế nào.

Nhiều nhà giáo cho hay không chỉ GV, HS mà cả các phụ huynh cũng rất "sốt ruột" về vấn đề này. "Chúng tôi luôn nhận được câu hỏi của HS và cả phụ huynh về việc kỳ thi tốt nghiệp của lứa HS đầu tiên theo chương trình mới sẽ diễn ra thế nào, nhưng tôi và đồng nghiệp chưa có thông tin nào chính thức để trả lời cả, chỉ động viên các em cứ tập trung học thì không lo gì thi cử", một GV Trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông (Hà Nội) chia sẻ.

Chia sẻ với những mong mỏi của GV, HS, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương), Ủy viên Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, cho rằng phương án thi cần phải được chốt sớm để Bộ GD-ĐT cũng như các địa phương, đặc biệt là HS, GV và nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch chuẩn bị chu đáo cho kỳ thi.

"Chương trình có rất nhiều đổi mới so với chương trình cũ; từ đổi mới chương trình quy định đổi mới cách dạy, cách học; từ đổi mới cách dạy và học quy định đổi mới trong cách thi cử, đánh giá. Vì vậy, nếu như không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ sớm, từ xa thì rất dễ rơi vào bị động, lúng túng", bà Nga phân tích. 

Đề xuất một giải pháp nếu chọn phương án 3+2

Lựa chọn phương án 2+2 có ưu điểm là giảm áp lực thi cử cho thí sinh (TS), giảm chi phí cho gia đình và cả xã hội vì TS chỉ thi 4 môn. Số buổi thi 3 buổi, giảm số buổi thi so với hiện nay. Lựa chọn này cũng không gây nên sự mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh, tạo điều kiện cho TS dành thời gian học các môn lựa chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp. Nhược điểm của phương án này là có thể ảnh hưởng việc dạy học môn lịch sử và ngoại ngữ - đây là 2 môn học bắt buộc.

Phương án 3+2 cũng có ưu điểm là công tác tổ chức thi và việc thi của TS được nhẹ nhàng; TS chỉ thi 5 môn. Phương án này cũng cân bằng hơn cho HS chọn môn học và chọn thi giữa tổ hợp KHTN và KHXH. Việc được chọn 2 môn lựa chọn để thi giúp TS phát huy năng lực sở trường, tạo điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển ĐH. 3 môn thi bắt buộc cũng là phương án đã ổn định, lâu dài đã và đang thực hiện. Tuy nhiên, nhược điểm của phương án 3+2 là có thể ảnh hưởng việc dạy và học môn lịch sử đối với các HS không chọn môn này để thi và có thể dẫn đến xu hướng tăng việc lựa tổ hợp toán, ngữ văn, ngoại ngữ. Để giải quyết điều này, nếu chọn phương án 3+2 có thể nên thêm điều kiện môn lịch sử phải có điểm tổng kết cuối năm từ 5 trở lên mới đủ điều kiện dự thi.

Thạc sĩ Hồ Sỹ Anh

Tốt nghiệp THPT theo hướng gọn nhẹ

Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết Bộ đang khẩn trương hoàn thiện phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, trình Chính phủ xin ý kiến để có thể công bố vào quý 4 năm nay theo dự kiến. Từ tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về thi hoặc xét tốt nghiệp THPT của nhiều nước, Cục Quản lý chất lượng cho rằng có một điểm chung là phương thức thi và công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng gọn nhẹ; bảo đảm HS được tiếp cận nghề nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề và đánh giá được quá trình dạy, học và những mục đích khác.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap